Quan niệm của người viết là di cư là thay đổi to lớn nhất cuộc đời của mỗi cá nhân, chỉ sau mỗi vấn đề về sức khỏe, và cũng là lý do cuối cùng mà rất nhiều người sau tìm hiểu ban đầu không vượt qua được vào phút chót, để chặc lưỡi tiếp tục ở lại quê nhà. Một quyết định đúng, của cá nhân đó, vào thời điểm đó, và không ai có thể hiểu rõ hơn chính đương sự.
Post đã 4 năm nhưng vẫn sẽ góp phần để người di cư tiềm năng biết trước điều sẽ xảy ra (expect the expected) để đi đến quyết định... di cư của chính mình.
QUẢN TRỊ THAY ĐỔI TRONG DI CƯ
Trong mọi người di cư nếu không có chung nhóm máu thì theo quan điểm của người viết cũng có cùng một gen nhỏ nào đó giống nhau: cùng mơ ước rời bỏ mảnh đất cha sinh mẹ đẻ, sẵn sàng làm lại, chấp nhận hy sinh, đánh đổi...Bài viết này nhằm mục đích công tác tư tưởng cho các khách hàng di cư tiềm năng và thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của nhà sáng lập DTK Partners, vốn là tổng giám đốc của 1 công ty đa quốc gia của Nauy tại Việt Nam trong nhiều năm và đã tự nguyện rời bỏ công việc và tổ quốc 0.4, tự thực hiện chương trình di cư đầu tư cùa cá nhân vào năm 2016, hiện sinh sống tại PEI, Canada.
Xuyên suốt chặng đường chủ động di cư của mình, người viết luôn canh cánh trả lời một nhận xét vô tình từ bên ngoài, làm động lực cho những cố gắng của bản thân: Trước ngày lên đường không xa, tại một buổi lễ khánh thành nhà máy của một tập đoàn xây dựng lớn nhất Việt Nam, câu chuyện giữa các doanh nhân thành đạt dẫn đến chuyện định cư nước ngoài. Một anh giám đốc kỳ cựu một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn nhất nhì Việt Nam buông lời: “Chỉ có những thằng tâm thần mới đi định cư!”, nghe sốc giật mình nhìn lại bản thân dù việc di cư được giữ kín lúc đó cho tới tận vài ngày trước khi lên đường. Quan niệm của anh bạn lớn tuổi sếp ngân hàng thương mại nhà nước này là nước ngoài dị biệt về văn hoá, xa quê hương, không hoà nhập được (?), sống vạ vật tầm gửi ở xứ người (?)...”Người tâm thần” duy nhất tại nhóm lúc đó chỉ biết dùng để tự kiểm định mình trong gần hai năm qua tại Canada.
Nếu bạn không có được quyết tâm sắt đá phải ra đi bằng được khỏi xã hội Việt Nam hiện tại, quyết không chấp nhận văn hoá, nhiều vấn đề chướng tai gai mắt của xã hội quê hương, không có được lòng dũng cảm vô biên để sẵn sàng bỏ lại phía sau thành công và sự sung túc về vật chất, hưởng thụ tại Việt Nam thì sẽ có thể nhận xét trên là đúng!!! Có vô số thay đổi phía trước của cuộc sống di cư, dù có hình dung ra hay đã sẵn sàng đương đầu bạn cũng cần phải có chiến lược quản trị sự thay đổi (change management) cho bản thân mình.
Thay đổi nhãn tiền thứ nhất nằm ở NẾP SỐNG mà nhiều Việt Kiều đã luôn nói tới, từ cuộc sống “sướng như vua” ở Việt Nam bạn sẽ phải tự tay làm tất cả mọi việc trong nhà, quanh cuộc sống của mình tại nước ngoài. Cái được ngay lập tức của đàn ông Việt khi di cư là phải chia sẻ việc nhà cùng vợ: đi chợ, cắt cỏ, dọn tuyết, rửa xe, nấu ăn, rửa chén, chăm con, chơi với con, sửa nhà...và còn một danh mục dài dằng dặc nếu muốn liệt kê. Với một số người, “tâm thần” là đã có thể thấy ngay được ở trong phạm trù đầu tiên này: công việc nhà (family chores).
Thay đổi thứ hai thuộc khía cạnh VĂN HOÁ, với người viết thì may mắn chỉ nằm trong việc phải “muối mặt” sử dụng social media. Từ một sếp lớn nhất của công ty nước ngoài, doanh nhân thành đạt vốn không bao giờ dùng mạng xã hội hay bộc lộ bản thân chỗ công cộng bỗng nhiên phải “khổ sở” dùng facebook, linkedin, viber và nhiều kênh khác, để ít nhất là phục vụ công việc làm ăn. Đó là người viết vốn đã quen với văn hoá, xã hội và cách hành xử của phương Tây trong quá trình làm việc quốc tế 25 năm trước khi di cư của mình, nếu không, với nhiều doanh nhân, ông chủ... khác đi ra nước ngoài mà vẫn quen văn hoá của người Việt có thể còn bị sốc nặng hay chật vật thay đổi bản thân khi sống trong xã hội phương Tây vốn độc lập, thân thiện, lịch sự nhưng khép kín tới mức lạnh lùng, thẳng thắn, tôn trọng tự do cá nhân tối đa... Nếu bạn có mong chờ kiểu như: có nhiều người Việt ở đó không, có đồ ăn Việt Nam không, có lạnh quá không, có cai được thú vui nhậu nhẹt, cà phê cà pháo bông phèng... thì câu trả lời là nên ở quê nhà, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN tươi đẹp không có gì là sai trái.
Thay đổi thứ ba thuộc về CÔNG VIỆC làm ăn. Một số lớn người di cư đều đã từng là sếp lớn hay quản lý cấp trung, chủ doanh nghiệp...nếu không có kỹ năng, trỉnh độ hand-on tự làm lấy được mọi việc khi cần, tự tìm hiểu trong quá trình làm doanh nghiệp, hoà nhập, xây dựng lại từ đầu, thì sẽ thấy nhận xét vô tình của người ngoài ở đầu bài trên là...đúng! Chưa nói tới hiệu quả và lợi nhuận của việc làm ăn tại Canada, bạn sẽ nên sẵn sàng thích ứng với việc phải độc lập, tự tay làm hay tìm hiểu mọi khâu từ nhỏ đến lớn của một công ty, từ nghiẻn cứu thị trường, thành lập công ty, thiết kế nhận diện thương hiệu, xây dựng cơ sở khách hàng, ghi nhận sổ sách, báo cáo thuế, tuân thủ luật lao động...Ở qui mô doanh nghiệp nhỏ hay siẻu nhỏ ở nước ngoài, khi bạn chưa thể có sản nghiệp lớn hay khó có thể cáng đáng được việc thuê người hay dịch vụ làm cho mình, thay đổi khi trực tiếp vận hành doanh nghiệp là một hòn đá tảng cho những ai quen chỉ tay năm ngón và không có tố chất có thể sẵn sàng làm tốt một cách nhanh chóng mọi việc dù nhỏ khi cần, tại nước ngoài.
Nhà sáng lập DTK Partners với tinh thần thẳng thắn muốn đưa ra các nhìn nhận thực tế này không nhằm bàn lùi, làm người di cư tiềm năng chùn bước (làm mất đi khách hàng, đi ngược lại cách tiếp cận tô hồng cuộc sống di cư như nhiều công ty khác, mà nhằm chuẩn bị tinh thần giúp cho quản trị sự thay đổi để hành trình di cư của khách hàng được thành công chủ động, để cá nhân và gia đình có thể hưởng thụ vô số cái được khác (mà DTK Partners sẽ không ca ngợi, lăng xê để giục giã người đi) của xã hội văn minh như Canada mang lại.
DTK Partners không chỉ giúp cho khách hàng đến được Canada, điều mới chỉ là 1/3 chặng đường thay đổi lớn nhất đời người này, mà mang lại sự khác biệt trong hướng dẫn khách hàng hoà nhập tại điểm đến (1/3 khác) và cuối cùng, tư vấn trả lời câu hỏi quan trọng: làm ăn gì, như thế nào, vận hành ra sao tại Canada.
DTK Partners